Breaking News

Vì sao sau "Liêu Trai Chí Dị", truyện ma Trung Quốc dần mai một?

Nếu bạn hỏi một người bình thường ở Trung Quốc về câu chuyện ma yêu thích của họ thì câu trả lời của họ gần như chắc chắn sẽ là tác phẩm kinh điển 300 năm tuổi của Bồ Tùng Linh "Liêu Trai Chí Dị". Nhưng nếu đi sâu hơn một chút, đặt hỏi rằng, câu chuyện nào của Bồ Tùng Linh mà họ yêu thích nhất và họ thích những tác giả nào khác? Thông thường bạn sẽ chỉ nhận được một cái nhún vai ngại ngùng. Mặc dù truyện ma - văn học kinh dị là một trong những thể loại phổ biến nhất của văn học Trung Quốc trong gần hai thiên niên kỷ, nhưng người Trung Quốc đương đại gần như hoàn toàn ghẻ lạnh với thể loại văn học truyền thống này.

Tình trạng văn học kinh dị đương thời khá hơn một chút. Mặc dù các tác phẩm chuyển thể về ma, thần và quỷ từ văn học truyền thống đã trở thành nguồn cung cấp cho ngành công nghiệp điện ảnh, nhưng nó vẫn bị ràng buộc bởi một quy tắc "bất di bất dịch", những thế lực siêu nhiên là trở ngại cho sự phát triển.

Vì sao sau "Liêu Trai Chí Dị", truyện ma Trung Quốc dần mai một? - Ảnh 1.

Một hình minh họa được thực hiện cho "Liêu Trai Chí Dị" từ bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. (Ảnh: Kongfz.com)

Vì sao sau "Liêu Trai Chí Dị", truyện ma Trung Quốc dần mai một?

Nguồn gốc của điều cấm kỵ này có từ trước Trung Quốc vài thập kỷ. Trong khi giới văn nhân ở Trung Quốc thời xa xưa thường dùng những câu chuyện ma để dạy đạo đức Nho giáo và bảo vệ trật tự xã hội thì những nhà cải cách và trí thức đầu thế kỷ 20 lại coi lòng yêu thích siêu nhiên từ lâu của Trung Quốc là một trở ngại cho sự phát triển khoa học, hiện đại. Trong khoảng thời gian từ năm 1917 đến năm 1918, một số nhà tiên phong hàng đầu của Phong trào Văn hóa Mới của Trung Quốc, bao gồm nhà triết học Hồ Thích, người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc Trần Độc Tú và nhà văn Chu Tác Nhân, em trai văn nhân nổi tiếng Lỗ Tấn, tất cả đều xuất bản các bài luận trên tạp chí Thanh niên mới có ảnh hưởng, vạch ra một ranh giới chắc chắn giữa thế giới của người sống - được đặc trưng bởi tính hiện đại, dân chủ và tiến bộ khoa học và thế giới lạc hậu, mê tín của người chết.

Trong bài luận "Văn học nhân đạo" của Chu Tác Nhân, ông liệt kê 9 loại chủ đề phi con người cần tránh, bao gồm thần, quỷ và ma. Ngay cả những tác phẩm kinh điển được yêu thích trên toàn thế giới như "Liêu Trai Chí Dị", "Phong Thần Diễn Nghĩa" và "Tây du ký" cũng bị chỉ trích.

Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý với lập trường của Phong trào Văn hóa Mới chống lại ma, quỷ và thần. Giữa những năm 1930 chứng kiến sự hồi sinh ngắn ngủi trong các bài tiểu luận và câu chuyện về siêu nhiên. Tuy nhiên, thời kỳ phục hưng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn: Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân được thành lập vào năm 1949, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được coi là lý thuyết văn học chính thức của đất nước và văn học kinh dị một lần nữa bị xua đuổi khỏi văn học đại chúng.

Tuy nhiên, không giống như Phong trào Văn hóa Mới, những người cầm quyền mới của Trung Quốc vẫn thấy giá trị trong việc sử dụng các vấn đề siêu nhiên cho các mục đích chính trị. Những người cùng thời với Mao Trạch Đông từng chia sẻ, ông là một người chăm chỉ đọc "Liêu Trai Chí Dị", trích dẫn nó nhiều lần và sử dụng câu chuyện "Mộng thấy chó sói" như những câu chuyện ngụ ngôn chính trị về bóng tối của chế độ chính thống và đấu tranh giai cấp.

Nếu giới văn học đầu thế kỷ 20 của Trung Quốc tìm cách đuổi những bóng ma ra khỏi văn học vì "không có hình ảnh con người" thì cách đọc của Mao Trạch Đông lại đi theo hướng ngược lại. Bóng ma trong văn học không phải là biểu hiện của siêu nhiên mà là ẩn dụ cho nhiều kẻ thù chính trị có thật và rất con người. Để đánh bại bóng ma văn học đã trở thành một câu chuyện ngụ ngôn khiến kẻ thù chính trị của bạn sợ hãi.

Năm 1959, khi Trung Quốc đang rơi vào thời kỳ bị cô lập với quốc tế, Mao Trạch Đông đã chỉ thị cho He Qifang - Giám đốc Viện Văn học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc chọn những câu chuyện cổ điển về con người đánh bại yêu ma và biên soạn chúng thành một cuốn sách mới "Câu chuyện về việc không sợ ma". Sau nhiều thập kỷ chính thức và không chính thức ngăn chặn truyện ma, cuốn sách gồm 70 câu chuyện kỳ lạ từ thời Lục triều (222-589) cho đến thời nhà Thanh (1644-1912) đã trở thành một hiện tượng. Hơn 200.000 bản đã được xuất bản; nó đã được sử dụng trong các khóa đào tạo cán bộ và theo lệnh của Mao Trạch Đông đã được dịch sang một số ngôn ngữ, kể cả tiếng Anh.

Vì sao sau "Liêu Trai Chí Dị", truyện ma Trung Quốc dần mai một? - Ảnh 2.

Hình minh họa một cảnh trong "Liêu Trai Chí Dị" được trưng bày ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: IC).

Những câu chuyện mà ông đã chọn đưa ra một ý tưởng về cách mà bộ sưu tập dự định sẽ được đọc. Đoạn mở đầu, "Song Dingbo bán ma" mang một nét tương đồng đáng kinh ngạc với truyện ngắn hài hước "Bóng ma Canterville" của Oscar Wilde: Song Dingbo gặp một hồn ma vào ban đêm, đánh lừa hồn ma vào nghĩ rằng, Song là một hồn ma mới. Lợi dụng sự cả tin, Song tìm được điểm yếu của con ma này. Song đã cõng ma cũ đi chợ. Khi con ma biến thành một con cừu, Song nhổ nước bọt vào nó để ngăn nó thay đổi và bán được một số tiền lớn.

Con ma hầu như không phải là nhân vật phản diện của tác phẩm; thực sự, như trong "Bóng ma Canterville", hồn ma trong "Song Dingbo" có thể được coi là nạn nhân của sự ngược đãi con người. Để đảm bảo độc giả lấy đi thông điệp chính xác, lời nói đầu của He Qifang cho tập hợp này nói rõ rằng, ma để khuất phục chứ không phải để sợ hãi. Chỉ khi "hèn nhát và không giải phóng tâm trí của mình", ông viết thì những kẻ chống lại Trung Quốc mới có thể đe dọa được họ.

Đồng thời, việc sử dụng ma trong văn học cũng được kiểm soát chặt chẽ. Năm 1963, chính quyền trung ương phát động chiến dịch "kịch không có ma" nhắm vào vở opera lấy ma làm trung tâm của Meng Chao và những người trí thức ủng hộ nó. Năm 1966, tờ Nhật Báo Nhân Dân xuất bản một bài xã luận có tiêu đề "Quét sạch mọi bóng ma và ác quỷ", mở đầu cuộc Cách mạng Văn hóa dài một thập kỷ. Trong 10 năm tiếp theo, tuyên bố kẻ thù của một người là "ma" được coi như một chiến thuật chính trị phổ biến.

Tuy nhiên, đúng như Sigmund Freud, một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo đã lưu ý, sự kìm nén luôn quay trở lại dưới một hình thức lạ mà quen. 10 năm Cách mạng Văn hóa không chỉ trấn áp mê tín phong kiến mà còn khiến người Trung Quốc xa lánh truyền thống của họ. Đến những năm 1980, khi người Trung Quốc tìm kiếm những gì họ đã mất, một thập kỷ lòng tò mò bị dồn nén đã gián tiếp góp phần đưa những hồn ma trở lại thế giới. Khi nền văn học "tìm kiếm gốc rễ" tránh xa các kiểu diễn ngôn cách mạng để ủng hộ những vật thể và niềm tin bị lãng quên, một làn sóng chuyển thể các tác phẩm văn học kinh điển thành phim. Theo học giả Luo Hui, trong những năm 1980 và 1990, gần 60 phiên bản chuyển thể khác nhau của "Liêu Trai Chí Dị" đã được quay.

Như vậy, có phải những hồn ma và những câu chuyện siêu nhiên khác đã trở lại? Nếu chúng ta chỉ nhìn vào tài liệu đã xuất bản, câu trả lời là hỗn hợp. Có những mảng màu ma mị trong văn học nghiêm túc, chẳng hạn như người kể chuyện tái sinh của Mạc Ngôn trong "Mệt mỏi sống chết", nhưng "văn học về con người" vẫn là mặc định.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chuyển sang văn học trực tuyến, tình hình có vẻ rất khác. Cùng với những thể loại lâu đời khác như giả tưởng, truyện ma ngắn đã có dấu hiệu phục hồi. Lấy ví dụ như "Biên niên sử mới" của Mã Bá Dung. Bao gồm 10 truyện ngắn kiểu "Liêu Trai Chí Dị" được xuất bản trực tuyến từ năm 2015 đến năm 2016, nó cung cấp một cái nhìn sơ lược về những câu chuyện ma Trung Quốc có thể xảy ra như thế nào trong thời đại internet.

Trong cuốn "Bóng ma ở trường Đại học Vũ Hán" của Mã Bá Dung được xuất bản ngay sau khi các hãng tin tức đưa tin rằng, các quan chức ở thành phố trung tâm đang kiểm tra tại chỗ các công dân để xem họ có thể đọc thuộc 24 "giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi" của Trung Quốc hay không. Đạo sĩ Bảo Thục bắt được 5 con ma lang thang tụng kinh và làm phiền những khách quen của thư viện Đại học Vũ Hán. Khi Bảo Thục hỏi tại sao họ lại làm phiền mọi người, một hồn ma trả lời rằng, họ cảm thấy mệt mỏi khi nghe cư dân liên tục lặp lại 24 từ giống nhau và đã đến thư viện để trốn. Đạo sĩ tiếp tục hỏi tại sao bản thân họ lại bắt đầu niệm các cụm từ đó, câu trả lời của con ma, thậm chí còn gây tò mò hơn: "Nếu một người tụng kinh này thì họ có thể trừ tà ma; nếu một con ma đọc kinh này thì họ có thể trừ tà cho con người".

Theo lời của Chu Quang Tiềm cho biết: "Tôi không tin rằng con người chết và trở thành ma, nhưng tôi tin rằng, đằng sau con người là có ma". Chừng nào hồn ma vẫn còn hữu dụng như những câu chuyện ngụ ngôn chính trị, cuộc chiến giữa hồn ma và con người trong văn học Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn.

Không có nhận xét nào